CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ADF

  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh

Liệu bạn đã biết hết các loại giàn giáo trong xây dựng chưa

Liệu bạn đã biết hết các loại giàn giáo trong xây dựng chưa
Ngày 23/11/2022 | Kinh nghiệm làm nhà

Liệu bạn đã biết hết các loại giàn giáo trong xây dựng chưa?

Giàn giáo là một bộ phận không thể thiết trong bất kỳ một công trình xây dựng nào dù là lớn hay nhỏ. Hiện nay có rất nhiều loại giàn giáo phục vụ cho các mục đích thi công khác nhau vì vậy các chủ đầu tư cần nắm bắt những kiến thức cơ bản nhất để lựa chọn cho phù hợp tránh lãng phí tiền bạc.

 

1. Giàn giáo xây dựng là gì?

 

𝑲𝒉𝒂́𝒊 𝒏𝒊𝒆̣̂𝒎

 

Giàn giáo là các thiết bị dùng để nâng đỡ con người và vật tư cầm tay, chống đỡ hệ coppha sàn bê tông thực hiện công việc xây dựng ở nơi có độ cao lớn hơn so với mặt nền. Việc này giúp việc xây dựng và hoàn thiện công trình diễn ra an toàn và hiệu quả hơn.

𝑪𝒂̂́𝒖 𝒕𝒂̣𝒐

 

- 4 chân giáo để tạo khung giàn giáo: bộ phận không thể thiếu của giàn giáo.

- 2 thanh giằng chéo: tạo an toàn, chống gãy cho khung giáo.

- 1 sàn thao tác (mâm giàn giáo): nâng đỡ người và vật tư, thiết bị xây dựng.

2. Các loại giàn giáo xây dựng phổ biến

 

𝑮𝒊𝒂̀𝒏 𝒈𝒊𝒂́𝒐 𝒌𝒉𝒖𝒏𝒈 (𝒕𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒐̂́𝒏𝒈)

 

Đây là loại giàn giáo thường xuyên được sử dụng tại các công trình ở Việt Nam. Hệ giàn giáo khung bao gồm: khung giàn giáo, giằng chéo, kích tăng, cầu thang, cây chống tăng, mâm giàn giáo.

Giàn giáo khung có 2 loại:

 

- Loại nhúng kẽm có khả năng chống oxy hóa, ít ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết như: nhiệt độ, mưa gió,…

- Loại giàn giáo sơn dầu khi bị bong tróc lớp sơn dễ bị rỉ sét và gãy đổ. Vì thế mà giàn giáo sơn dầu ngày càng bị hạn chế sử dụng.

 

Ưu điểm:

 

- Phù hợp với nhiều công trình với các quy mô thi công khác nhau.

- Cấu tạo đơn giản nên dễ dàng trong việc lắp đặt, tháo dỡ và di chuyển.

- Giá thành rẻ hơn các loại giàn giáo khác. Do đó, được nhiều chủ đầu tư của các công trình nhỏ ưa chuộng.

Nhược điểm:

 

- Sức chịu tải là thấp nhất so với các hệ giàn giáo khác.

- Công tác quản lý thiết bị khó khăn hơn : vật tư nhỏ nhẹ, dễ bị thất lạc hoặc móp méo, hư hỏng.

- Do cấu tạo giằng chéo nhiều, cũng như chiều cao của chân giáo làm hạn chế không gian thao tác hoặc đi lại nếu thi công bên dưới giàn giáo.

 

𝑮𝒊𝒂̀𝒏 𝒈𝒊𝒂́𝒐 𝒏𝒆̂𝒎

 

Loại giàn giáo này là giải pháp tối ưu cho đổ dầm, sàn, cột,… Vì thế mà giàn giáo nêm phù hợp cho các công trình lớn. Hệ giàn giáo nêm bao gồm: thanh giằng, chống consol, cột chống, kích tăng, thanh chống,…

Ưu điểm:

 

- Là một trong những loại giàn giáo chịu được tải trọng lớn, kết cấu vững chắc, an toàn, độ bền cao.

- Khả năng lắp đặt, tháo dỡ và di chuyển dễ dàng. Có thể rút ngắn được tiến độ thi công công trình hơn hẳn giàn giáo thường.

- Góp phần tạo nên mặt bằng thi công thông thoáng, đảm bảo mỹ quan công trình.

- Chi phí đầu tư không quá cao, tiết kiệm được vật tư phụ hơn.

Nhược điểm:

 

- Cấu tạo tay giằng dễ tháo hơn so với các loại giàn giáo khác, tuy nhiên dễ mất tính ổn định, dễ rung lắc nếu cán bộ không quản lý tốt khi có người thao tác dưới hệ giàn giáo.

 

𝑮𝒊𝒂̀𝒏 𝒈𝒊𝒂́𝒐 𝒓𝒊𝒏𝒈𝒍𝒐𝒄𝒌 (𝒈𝒊𝒂̀𝒏 𝒈𝒊𝒂́𝒐 đ𝒊̃𝒂)

 

So với giàn giáo nêm giàn giáo ringlock không có sự khác biệt lớn. Các bộ phận cơ bản trong giàn giáo ringlock gồm: đà chống, thanh giằng, chống consol,… Song các khớp nối được cải tiến để tăng độ chắc chắn.

Ưu điểm:

 

- Các khớp nối được cải tiến, thiết bị có độ chắc chắn, chống rung lắc hiệu quả.

- Hệ giàn giáo đĩa có thêm các thanh giằng chéo giữa các khung với nhau. Với sự cải tiến này giúp sản phẩm có độ an toàn cao hơn.

- Cấu tạo đơn giản nên khả năng tháo lắp, vận chuyển nhanh chóng. Từ đó làm tăng tiến độ thi công của công trình.

Nhược điểm:

 

- Nặng hơn so với giàn giáo nêm, vận chuyển và lắp dựng tiêu tốn nhiều thời gian hơn.

- Chi phí đầu tư ban đầu khá lớn.

 

𝑮𝒊𝒂̀𝒏 𝒈𝒊𝒂́𝒐 𝒑𝒂𝒍 (𝒈𝒊𝒂̀𝒏 𝒈𝒊𝒂́𝒐 𝒄𝒐𝒎𝒂)

 

Vì có sức chịu tải lớn nên giàn giáo pal được sử dụng chủ yếu trong các công trình cầu đường.

Ưu điểm:

 

- Khả năng chịu lực cao bởi các khung chống tam giác.

- Thích hợp chống đỡ các sàn có diện tích lớn và cần lực chống đỡ.

 

Nhược điểm:

 

- Kích thước giáo Pal lớn, nặng nề, thời gian lắp đặt – tháo dỡ lâu hơn.

- Chi phí đầu tư ban đầu lớn.

Hy vọng qua bài viết này ADF đã cho các chủ đầu tư một số kiến thức cơ bản nhất để lựa chọn được loại giàn giáo phù hợp với công trình của mình.

 

Tin tức liên quan