CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ADF

  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
Xây Nhà Phố Có Tầng Hầm Uy Tín Hà Nội
Ngày 11/08/2023 | Kinh nghiệm làm nhà

Xây dựng thêm hầm đang là lựa chọn phổ biến của các chủ đầu tư tòa nhà hoặc nhà phố cho thuê hoặc kết hợp kinh doanh. Tuy nhiên xây nhà phố có tầng hầm sẽ phức tạp hơn nhiều so với nhà phố thông thường. Sau đây là một số kiến thức và kinh nghiệm khi xây hầm

1.     Các quy định cơ bản về cấp phép xây hầm nhà phố

1.1.         Quy định về số tầng hầm

Đối với nhà phố thông thường số lượng tầng hầm được cấp phép chỉ từ 1 đến 3 tầng hầm. Đối với các khu trưng tâm thương mại, khu công nghiệp có thể được xây tối đa lên đến 5 hầm.

Số lượng tầng hầm theo quy định cấp phép của từng khu vực, diện tích hay quy mô kết cấu của công trình

1.2.         Chiều cao tầng hầm

Theo tiêu chuẩn xây dựng , chiều cao của tầng hầm được tính từ mép của tầng hầm và vuông góc với mặt đường dốc phải đảm bảo cho phương tiện di chuyển. Quy định của bộ xây dựng đối với chiều cao tầng hầm là 2.2m, chiều cao đường dốc tầng hầm cũng phải tối thiểu 2,2m

·       Phần nổi của tầng hầm (tính đến sàn tầng trệt) không quá 1,2m so với cao độ vỉa hè hiện hữu ổn định.

·       Vị trí đường xuống tầng hầm (ram dốc) cách ranh lộ giới tối thiểu 3m.

·       Đối với nhà ở liên kề có mặt tiền tiếp giáp với đường có lộ giới nhỏ hơn 6m, không thiết kế tầng hầm có lối lên xuống dành cho ô tô tiếp cận trực tiếp với đường.

1.3.         Quy định về độ dốc tầng hầm nhà phố

Theo quy định của Bộ Xây dựng về độ dốc tầng hầm của nhà phố và các công trình xây dựng nói chung thì độ dốc tầng hầm không được vượt quá 20% do với chiều sâu của tầng hầm và chiều cao của cửa hầm so với mặt dốc phải đảm bảo an toàn cho các phương tiện trong quá trình di chuyển.

Trường hợp dốc cong thì không được vượt quá 13%. Trường hợp dốc thẳng không được vượt quá 15%.

 Đối với nhà phố ngắn, hẹp, không có sân, sát mặt đường chính thì độ dốc tối đa là 25%.

2.     Chi phí xây dựng tầng hầm

Hầm càng sâu thì chi phí xây dựng càng lớn, trung bình cao hơn khoảng 150-200% đơn giá xây tầng bình thường:

·       Tầng hầm có độ sâu từ 1m đến 1.3m so với code vỉa hè: tính 150% diện tích 

·       Tầng hầm có độ sâu từ 1.3 đến 1.7 so với code vỉa hè: tính 170% diện tích

·       Tầng hầm có độ sâu từ 1.7 đến 2m so với code vỉa hè: tính 200% diện tích

3.     Biện pháp thi công tầng hầm

3.1. Biện pháp thi công tầng hầm bằng giải pháp đào đất trước rồi thi công nhà từ dưới lên

Khi áp dụng biện pháp thi công tầng hầm này, hố được đào đến độ sâu đặt móng bằng thủ công hoặc xe cơ giới tuỳ thuộc vào độ sâu của hố, địa chất thuỷ văn, khả năng cung cấp thiết bị – máy móc và nhân sự thi công.

Sau khi đào đất để xây dựng tầng hầm, công nhân sẽ tiến hành xây nhà theo trình tự từ dưới lên. Tuy nhiên, xây dựng tầng hầm theo phương pháp này dễ gây ra sự bất ổn định của miệng hố. Hiện tượng bất ổn định ở miệng hố do sự cân bằng của nền đất bị phá vỡ nên các đơn vị xây dựng tầng hầm sẽ dùng tường cừ để ngăn chặn việc sụt, lún, tạo thành vách ổn định thành hố đào.

Ưu điểm của biện pháp đào đất trước rồi thi công từ dưới lên

  • Độ chính xác cao.
  • Xây dựng tầng hầm đơn giản.
  • Kiến trúc và kết cấu đơn giản, tương tự như xây phần nổi của ngôi nhà.
  • Làm khô móng để thi công đơn giản.
  • Xử lý chống thấm và lắp đặt kỹ thuật dễ dàng hơn.

Nhược điểm của biện pháp đào đất trước rồi thi công từ dưới lên

  • Nếu lớp đất nền yếu thì rất khó thi công tầng hầm.
  • Việc không dùng tường cừ sẽ cần mặt bằng rất rộng để mở rộng taluy cho hố đào.
  • Mất nhiều thời gian thi công hơn khi gặp thời tiết xấu.
  • Dễ làm lún, nứt đất nền, gây nguy hiểm cho những công trình lân cận, đặc biệt là trong cùng thành phố.

3.2. Biện pháp thi công tầng hầm bằng giải pháp làm tường chắn đất

Xây dựng tầng hầm bằng phương pháp làm tường chắn đất là một công nghệ thi công tường trong đất. Trước khi thi công, người ta tiến hành làm tường bao tầng hầm, sau đó mới đào đất trong lòng tường đến đáy được quy ước trong bản vẽ kỹ thuật.

Khi thi công tầng hầm, lực tác động của đất nền lên tường bao rất lớn nên các kỹ sư xây dựng thường áp dụng công nghệ thi công cọc barrette, hệ dầm và cột chống văng, xà ngang,… để giảm áp lực đất lên tường, cột chống giúp cho dầm văng ổn định hơn.

Tuy phương pháp này được thực hiện đơn giản nhưng lại chiếm khá nhiều không gian trong hố đào, ảnh hưởng đến tiến độ thi công tầng hầm.

Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, tốn vật liệu làm dầm, xà ngang, cột chống tuy nhiên sau khi sử dụng ta có thể thu hồi để tái sử dụng 100%.

Nhược điểm: của phương pháp này là chiếm không gian trong hố đào, đặc biệt là khi chiều ngang công trình lớn thì hệ trống văng trở nên rất phức tạp ảnh hưởng lớn đến thi công.

- Dùng neo giữ tường: Phương pháp này áp dụng đối với công trình có mặt bằng lớn, hố móng sâu và yêu cầu thi công cần một không gian rỗng rãi trong hố đào. Neo có thể ngay trên mặt đất hoặc neo ngầm, có thể một hoặc nhiều lớp neo. Khi đào đất đến đâu người ta khoan qua tường để chôn neo sâu vào lòng đất, khi neo chắc người ta dùng kích để kéo căng các sợi cáp neo và cố định neo vào tường. 

+) Với phương pháp này tương được giữ bằng các cáp neo ứng lực trước nên hầu như ổn định hoàn toàn, bầu neo và ống tạo neo được bao bọc bởi một lớp vữa bê tông bảo vệ nên sử dụng được lâu dài.

3.3. Biện pháp thi công tầng hầm nhà phố Top Down

Biện pháp này giúp rút ngắn thời gian xây dựng. Cụ thể với phương án thi công này, nhà thầu sẽ thi công công trình từ tầng trệt trở lên. Một khi bê tông tầng trệt đã đáp ứng đủ cường độ sẽ tiến hành thi công từ tầng trệt xuống tầng hầm.

Ưu điểm của biện pháp thi công tầng hầm nhà phố Top Down

  • Giúp tiết kiệm thời gian thi công
  • Tiết kiệm chi phí dựng cốp pha sàn và hệ thống chống

Nhược điểm của biện pháp thi công tầng hầm nhà phố Top Down

  • Quy trình thi công nhà phố có tầng hầm bằng công nghệ Top Down khá phức tạp
  • Công đoạn đào đất khó cơ giới hóa
  • Khu vực thi công kín và chật chội nên phải áp dụng thêm biện pháp chiếu sáng và thông gió

4. Đơn vị xây nhà phố có hầm uy tín

Để tìm kiếm đơn vị xây nhà phố có hầm chuyên nghiệp và có kinh nghiệm không phải dễ, ADF-Chuyên gia xây nhà trọng gói, với hơn 10 năm hoạt động, đã có kinh nghiệm xây dựng hàng trăm công trình toà nhà văn phòng, khách sạn, nhà phố kình doanh... có hầm ở Hà Nội và các tỉnh thành miền Bắc. Bởi vậy đây là một trong các lựa chọn ưu tiên hàng đầu đối với các chủ đầu tư xây nhà hầm.

Tham khảo một số dự án Xây nhà có hầm của ADF

 

 

Tin tức liên quan