CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ADF

  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
Các loại sàn vượt nhịp
Ngày 11/08/2023 | Kinh nghiệm làm nhà

Với công nghệ ngày càng phát triển, việc thay thế sàn truyền thống bằng sàn vượt nhịp lớn là một trong những sự đột phá mới trong ngành xây dựng khi sử dụng những hộp rỗng làm từ nhựa tái chế để làm giảm trọng lượng của sàn mà vẫn có khả năng chịu được tải trọng lớn hơn so với bê tông thông thường. 

Sàn vượt nhịp là gì?

Sàn vượt nhịp lớn là loại sàn được sản xuất theo công nghệ hiện đại, không cần sử dụng các thanh dầm ngang, dầm dọc đỡ ở phía dưới công trình khi thi công mà chúng sẽ được liên kết trực tiếp với hệ cột trụ đỡ của công trình bằng cách sử dụng các hộp nhựa TBOX với chất liệu chính là POLYPROPYLENE  đặt vào miền trung hòa của sàn bê tông cốt giúp giảm lượng bê tông sử dụng đồng thời làm giảm trọng lượng của sàn

Cấu tạo của sàn vượt nhịp

Về mặt cấu tạo chi tiết của sàn vượt nhịp lớn khá đơn giản, bao gồm: 

  • Tấm thép lưới trên.
  • Các hộp rỗng được làm từ nhựa tái chế.
  • Tấm thép lưới dưới.
  • Móc thép cố định hộp rỗng.

Về cơ bản việc bố trí thép sàn vượt nhịp lớn trong công trình sẽ giúp bề mặt sàn được liên kết tốt hơn và tạo ra hệ sàn an toàn, chắc chắn và tiết kiệm được nguyên vật liệu xây dựng. 

Các loại sàn vượt nhịp được sử dụng phổ biển hiện nay:

  • Sàn uboot
  • Sàn bóng
  • Sàn nấm
  • Sàn phẳng

Các loại sàn vượt nhịp

1. Sàn vượt nhịp Uboot

Sàn Uboot(hay còn được gọi là sàn nhựa rỗng) được sản xuất theo công nghệ Châu Âu, hình thành từ các hộp nhựa PP hoặc nhựa composite kích thước 52x52 cm. Sàn nhựa rỗng được thiết kế với một hệ thống rỗng bên trong, tạo ra các khe hở giữa các tấm sàn

Các khe hở này giúp cho sàn nhựa rỗng trở nên nhẹ hơn so với các loại sàn nhựa thông thường và dễ dàng lắp đặt hơn. Ngoài ra, sàn nhựa rỗng còn có khả năng chịu lực tốt và chống mối mọt, không bị phồng, co rút hoặc nứt nẻ khi sử dụng trong môi trường ẩm ướt.

Sàn hộp nhựa tạo rỗng thường được sử dụng trong các công trình xây dựng như nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn và nhà hàng. Nó cũng được sử dụng trong các ứng dụng trang trí nội thất để tạo ra các tấm vách ngăn, trần nhà, sàn gỗ giả và các loại tấm ốp tường.

Ưu điểm của sàn Uboot

  • Nhờ phương pháp không dầm nên sàn Uboot giúp giảm 30% lượng bê tông, tiết kiệm được nguyên liệu và chi phí thi công.
  • Có thể tăng thêm số lượng tầng chức năng trong công trình có chiều cao của tầng giảm.
  • Do không sử dụng hệ dầm nối giữa các cột nên số lượng và tiết diện cột giảm mang đến không gian kiến trúc thông thoáng, rộng rãi.
  • Khả năng chống cháy tốt, an toàn và thân thiện với môi trường do sử dụng nhựa tái chế.
  • Dễ dàng thi công nên rút ngắn được thời gian thi công, giúp đẩy nhanh tiến độ và tiết kiệm được nguồn nhân lực.
  • Các hộp Uboot dễ dàng chồng lên nhau tạo sự thuận tiện cho việc di chuyển dù ở bất kỳ địa hình nào

Nhược điểm

  • Quá trình đổ bê tông 2 pha của sàn cần có sự kiểm soát kỹ càng, cẩn thận
  • Đòi hỏi thợ thi công phải có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm

Quá trình thi công sàn vượt nhịp Uboot

Bước 1: Gia công lắp dựng thép dưới lưới và coppha sàn

Bước 2: ĐỊnh vị và lưps hộp Uboot, liên kết với nhau bằng thanh nối

Bước 3: Gia công lắp đặt thép lớp trên, thép mũ cột và các loại thép khác

Bước 4: Đổ lớp bê thông thứ nhất vào giữa 2 khe hộp và dùng đầm dùi vừa đủ để bê tông chèn

Bước 5: Tiến hành đổ lớp bê tông thứ 2 và dùng dầm bàn để đảm bảo chất lượng và hạn chế đẩy nổi

Bước 6: Tiến hành bảo dưỡng lớp bê tông

Bước 7: Tháo dỡ coppha

2. Sàn xốp VRO

Sàn VRO là một trong những dạng sàn nhẹ lõi rỗng sử dụng lõi xốp đặt trong miền trung hòa của bê tông để giảm trọng lượng bê tông giúp sàn vượt được khẩu độ lớn với tải trọng nhẹ. Công nghệ sàn nhẹ này sử dụng các phiến xốp hình chữ nhật kích thước từ 38×38 cm chiều cao thay đổi phụ thuộc vào công năng tải trọng sàn. Các hệ xốp do có trọng lượng nhẹ thiếu ổn định nên cần làm thêm hệ khung không gian thép zic zac để giữ ổn định theo phương ngang.

Sàn VRO nằm trong hệ thống sàn không dầm đang được thi công rộng rãi tại Việt Nam thời gian gần đây – mang lại nhiều lợi ích cho chủ đầu tư và nhà thầu thi công.

Kết cấu sàng xốp VRO

  • Sàn VRO sử dụng hộp xốp để tạo rỗng (38x38xH) Chiều cao H thay đổi theo nhịp và tải trọng. Xốp sử dụng là xốp xây dựng có màu trắng, phía trên, dưới có thanh kê nhựa để đảm bảo con kê của thép lớp trên. Xốp vuông có lỗ côn giữa để thăm bê tông khi đổ bê tông.
  • Các hộp xốp VRO được kẹp bởi thanh thép lớp trên và dưới để tỳ phiến xốp không bị xộc xệch theo phương đứng khi đổ bê tông. Lưới thép xốp từ D4-D5 là thép lưới hàn kéo nguội và không tham gia chịu lực vào trong sàn (diện tích thép chịu kéo quá nhỏ và chiều cao làm việc quá gần trục trung hòa của bê tông)
  • Hệ thanh thép ziczac D4-D5 được hàn vào hệ khung thép để giữ ổn định xốp khi đổ bê tông theo phương ngang
  • Các phụ kiện đi kèm theo sàn xốp : Ty chống nổi khi đổ bê tông.

Ưu điểm sàn vro

  • Sàn xốp VRO có đầy đủ các ưu điểm của sàn phẳng như : Thẩm mỹ, chiều cao thông thủy tăng, thi công nhanh, không gian thông thoáng.
  • Sàn VRO có đầy đủ các ưu điểm của hệ sàn nhẹ nói chung như : Nhẹ vượt được nhịp lớn, cách câm cách nhiệt và xây tường ngăn linh hoạt

Nhược điểm sàn vro

  • Sàn VRO do cấu tạo dạng khối , xốp có độ cứng kém nên phải làm đặc tốn chi phí vận chuyển kho bãi, tốn chi phí sản xuất lắp đặt và làm giá thành công nghệ tăng nhiều.
  • Thi công kiểm soát cần chặt chẽ để đảm bảo chất lượng sàn
  • Độ cứng cánh yếu, tạo rỗng kém hơn sàn hộp
  • Sàn xốp do nhiệt độ bắt cháy thấp nên khi có nhiệt độ tương đối (80 độ C) bắt đầu chảy và sản sinh khí độc trong sàn
  • Xốp bị rấm nước đọng nước trong sàn từ quá trình đổ bê tông tích tụ gây gỉ sắt

Quy trình thi công

  • Thi công ván khuôn sàn phẳng
  • Rải lớp thép dưới sàn
  • Rải thép gia cường sàn xốp
  • Vận chuyển, cấu lắp và cố định xốp vào vị trí.
  • Buộc các hệ xốp lại với nhau bằng dây thép buộc
  • Đặt lưới thép trên sàn
  • Đặt lưới thép nấm cột
  • Đi thép chống chọc thủng đầu cột
  • Thi công chống nổi sàn xốp
  • Đổ bê tông sàn xốp hai lượt

3. Sàn bóng

Sàn bóng BubbleDeck (hay còn có tên gọi khác là sàn Span) là một sản phẩm khá phổ biến và đã phát triển ở những quốc gia Châu Âu cách đây gần một thập kỷ. Sau đó, sàn bóng được các kỹ sư đầu tư, đưa về áp dụng cho một số công trình xây dựng tại Việt Nam. Đây là một công nghệ mới, chưa được biết đến nhiều ở Việt Nam do từ trước đến nay mọi người đã quen với kết cấu đổ bê tông trên các mặt sàn đúc bình thường.

Cấu tạo sàn bóng Bubbledeck

  • Lưới thép trên 
  • Quả bóng rỗng làm từ nhựa tái chế
  • Lưới thép dưới

Vật liệu sử dụng:

  • Cốt thép chịu lực: RB500W
  • Bê tông: Xi măng pooclăng tiêu chuẩn
  • Bóng nhựa: HSPE (nhựa tái chế, mật độ polyethylene/propylene cao)

Các bộ phận khác:

  • Cốt thép liên kết các tấm sàn.
  • Thanh kẹp, thanh góc và cốt thép chịu cắt

Ưu điểm:

  • Sàn bóng BubbleDeck được thi công theo kiểu sàn phẳng, ít dầm, có độ chịu lực trên mặt sàn và khả năng vượt nhịp lớn (lên đến 50% so với sàn thông thường), xây dựng ít cột.
  • Linh hoạt trong thiết kế và có tính áp dụng cao, thích hợp cho nhiều mặt bằng, công trình xây dựng
  • Sàn bóng có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, bên cạnh đó, có thể chống cháy nổ và tăng khả năng chống động đất vượt trội
  • Với công nghệ thiết kế hiện đại, sàn bóng có thể tiết kiệm đến 35% lượng bê tông dùng để đúc sàn so với sàn dầm thông thường. Đồng thời giúp tiết kiệm thời gian thi công, rút ngắn chỉ còn từ 5 đến 7 ngày so với sàn thông thường.
  • Tăng khả năng chịu tác động khi xảy ra động đất cũng chính là một trong những ưu điểm nổi bật của sàn bóng BubbleDeck. Do vốn đã cắt giảm được lượng bê tông, tăng khả năng chịu lực và giảm áp lực lên các phần khác, sàn bóng sẽ biến thành một mặt phẳng có cả hai phương chịu lực, đây là một giải pháp khá tối ưu cho các công trình nhà ở cao tầng.
  • Sàn bóng BubbleDeck hỗ trợ tiết kiệm khối lượng lớn bê tông, nếu tính kỹ có thể thấy việc sử dụng những quả bóng từ nhựa tái chế cứ 2,5kg nhựa sẽ quy đổi tương đương được 230kg bê tông.
  • Thành phần cấu tạo thân thiện, bảo vệ môi trường, giảm được lượng rác thải và khí CO2 ra môi trường, góp phần vào việc xây dựng cuộc sống xanh, sạch.
  • Giá thành của sàn bóng BubbleDeck hợp lý, có thể giúp bạn tiết kiệm từ 20% đến 25% chi phí giá thành xây dựng
  • Sàn bóng BubbleDeck với kết cấu vô cùng linh hoạt, ứng dụng rộng rãi từ các công trình dân dụng bình thường cho đến những công trình villa, nhà xưởng, xí nghiệp hoặc khách sạn, trường học, nhà cao tầng….hay những bãi đậu xe, sàn bóng đều có thể đáp ứng

Nhược điểm sàn bóng:

  • Kết cấu hình tròn của những quả bóng nhựa sẽ gây khó khăn cho việc định vị, nếu không được cố định kỷ và chính xác vị trí sẽ dễ xảy ra các hiện tượng đẩy nổi bóng lên trên bề mặt bê tông làm giảm khả năng chịu lực.
  • Nếu không đổ đầy bê tông vào các vị trí rỗng, sẽ hạn chế sự tiếp xúc của thép và bê tông, làm giảm hiệu quả của sàn
  • Việc đổ bê tông với độ dày mỏng khác nhau ở nhiều vị trí dễ gây ra hiện tượng đẩy nổi, làm vỡ mặt sàn trong quá trình sử dụng. Giảm tuổi thọ sàn.
  • Nếu lựa chọn bóng có chất lượng kép, trong quá trình ép cố định có thể gây ra hiện tượng vỡ bóng, nước tràn vào và gây khó chịu trong quá trình sử dụng

Cách thi công sàn bóng BubbleDeck

Cũng như các loại sàn thông thường khác, sàn bóng BubbleDeck cũng sẽ có các bước tiến hành thi công cẩn thận để luôn đạt hiệu quả cao nhất. Cùng TBOX tìm hiểu trình tự thi công của sàn bóng BubbleDeck sau đây

  • Lắp hệ thống xà gồ, cầu phong và giáo chống: Các khoảng cách của xà gồ cần đạt tiêu chuẩn cho nên hệ thống giáo chống cần được lắp sao cho bảo đảm các xà gồ cách nhau đạt đủ 1,2m và các cầu phong là 0,6m
  • Ghép ván vào khuôn sàn bóng BubbleDeck: Cần bảo đảm các nhân công ghép ván vào đúng vị trí khuôn như các thông số trong bảng vẽ kỹ thuật, tránh tình trạng xô lệch và không phẳng, kín.
  • Lắp đặt ba lớp chính của hệ thống sàn bóng
  • Đầu tiên là lắp bề mặt lưới thép dưới, sau đó đến bề mặt lưới thép trên, bao gồm cả phần cốt thép ở hai bề mặt, sau đó giằng bóng và cố định vào đúng vị trí như trong bảng vẽ.
  • Lắp đặt hệ thống cốt thép cột, cốt thép chịu cắt
  • Ghép ván khuôn theo chu vi
  • Chuẩn bị các công tác để đổ bê tông lên sàn
  • Bắt đầu đổ bê tông lên toàn khối

Đổ bê tông theo đúng quy trình và quy định ở bảng thiết kế, không được bỏ qua bước đầm, làm phẳng bề mặt bê tông

 

Tin tức liên quan