Hố pit thang máy là một phần quan trọng khi xây dựng hố thang máy. Kết cấu pit thang máy sẽ ảnh hưởng tới kết cấu phần móng cũng như thiết kế layout … của công trình.
Xem thêm:
1. Hố pit thang máy là gì?
1.1. Khái niệm
Hố pit là phần giếng thang được tính từ mặt sàn hoàn thiện của tầng dưới cùng cho đến mặt đáy của hố thang. Thông thường, hố pit thang máy sẽ được đào phía dưới mặt sàn của tầng thấp nhất và nằm ở vị trí âm so với nền nhà. Đây chính là phần không gian để sàn thang hoặc đáy cabin chui xuống khi thang máy di chuyển tới tầng thấp nhất.
Hố thang máy gia đình có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo an toàn trong vận hành thang. Nó giống như một bước đệm đảm bảo chống đỡ, giữ cho thang luôn được cố định vận hành theo phương thẳng đứng.
Hơn nữa, hố thang máy gia đình còn là nơi lắp đặt các thiết bị vận hành, bộ trục vít, pittong kéo đẩy và hệ thống điện. Vì vậy, hố pit đóng vai trò rất quan trọng trong lắp đặt vận hành thang máy.
Định nghĩa hố pit thang máy
1.2. Chức năng
Hố thang máy gia đình là bộ phận giảm chấn trong quá trình vận hành: 2 cọc giảm trấn được bố trí ở trên mặt đáy hố pít là cọc bằng cao xu hoặc lò xo. Chức năng của chúng là như nhau. Khi thang máy chạy xuống tầng dưới cùng để bảo trì thì đáy cabin sẽ gác lên giảm chấn nhằm giữ an toàn cho kỹ thuật bảo trì.
1.3. Các loại hố pit
Bất kỳ thang máy nào cũng đều phải có hố Pit vì nó là nơi để cho phần chiều dày của sàn cabin chui xuống khi thang chạy xuống tầng thấp nhất. Ngoài ra, hố thang cũng chính là nơi để đặt các thiết bị khác như buffer giảm chấn cabin, buffer giảm chấn đối trọng, công tắc hành trình, đối trọng governor,…
Do vậy, nếu nói thang máy không cần hố pit là chưa đúng, mà chỉ có thang máy hố pit nông và thang máy hố pit sâu.
Hiện nay, hố pit nông nhất có yêu cầu độ sâu tối thiểu là 550mm. Tại Việt Nam, loại thang máy cáp kéo có hố pit nông nhất chỉ cần hố pit sâu 450mm. Như vậy, để lắp đặt thang máy thì hố pit cần có độ sâu thấp nhất 450mm đối với thang nhập khẩu và 550mm đối với thang máy gia đình liên doanh.
Với những công trình nhà cải tạo, không thể làm được hố pit sâu theo đúng yêu cầu vì vướng các công trình ngầm như bể nước, bể phốt, đài móng, … thì có thể xây dựng hố thang máy theo kiểu nửa chìm nửa nổi, tức là chúng ra sẽ làm thêm chiểu nghỉ hoặc một vài bậc tam cấp trước cửa thang để đảm bảo chiều sâu.
2. Kích thước hố pit thang máy
Hố pit thang máy tiêu chuẩn có chiều sâu là 1000mm. Nhưng đối với các công trình thang máy có độ sâu bị hạn chế do một số các tác động từ bên ngoài thì người ta sẽ xây chiều sâu hố pit thang máy là 600mm. Dưới đáy hố pit có cấu tạo một lớp bê tông có độ dày 200mm. Đảm bảo yêu cầu tối thiểu của hố pít đó là chống thấm.
Kích thước chiều dài, chiều rộng của hố pit bằng kích thước hố thang máy phía trên. Thường đối với thang máy gia đình thì kích thước của hố thang máy sẽ là 1500mm x 1500mm. Đố với thang máy diện tích bé thì người ta sử dụng loại thang máy nhỏ hơn. Kích thước hố thang máy sẽ là 1300mm x 1000mm.
Với các thang máy có tốc độ thang máy càng cao thì hố pít sẽ càng nông. Và các thang máy chạy với tốc độ càng thấp thì hố pít cũng sẽ càng nông.
Kích thước hố thang máy
3. Những lưu ý khi làm móng thang máy
Độ bền của hố PIT
Phần sàn của hố pit đều phải có khả năng chịu được lực tác động của ray dẫn hướng; thiết bị giảm chấn, cabin. Ngoài ra, hố PIT phải có đường lên xuống an toàn và không được gây cản trở cho cabin hay đối trọng.
Hố pit phải có độ sâu phù hợp với kích thước của Cabin dựa trên kích thước chuẩn. Mục đích là giúp cho cabin không bị chấn động khi chuyển xuống vị trí thấp nhất.
Trong trường hợp bắt buộc phải bố trí hố pit trên khoảng không gian tức là dạng hố pit lửng thì cần đảm bảo:
Sàn của hố pit phải chịu được tải trọng tối thiểu 5000N/m2
Có thêm 1 cột chống dưới vị trí bộ giảm chấn của đối trọng. Hoặc phải trang bị thêm bộ hãm an toàn cho đối trọng.
Những điều cần chú ý khi làm móng thang máy
Khả năng chống thấm của hố pit
Nếu không được xử lý tốt phần chống thấm cho hố pit sẽ gây thẩm thấu nước. Từ đó sẽ gây ra tình trạng hư hỏng động cơ, máy móc và hệ thống điện. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến kết cấu và tuổi thọ công trình. Quan trọng hơn, nó có thể gây nguy hiểm cho quá trình sử dụng và công tác bảo dưỡng.
Vì hố pit cho thang máy có 2 loại là hố hố xây bằng gạch và hố làm bằng bê tông cốt thép, vì vậy cách chống thấm cũng được chia làm 2 phương án:
– Tiêu chuẩn chống thấm hố pit bê tông cốt thép
Phía đơn vị thi công sẽ căn cứ vào thông số mực nước ngầm và khả năng xâm thực của nước ngầm vào hố pit để quyết định đến độ dày của hố pit. Tuy nhiên phải đảm bảo các yêu cầu sau:
-
Lượng hạt mịn (hạt có kích thước nhỏ hơn 0,3mm) trong 1m3 bê tông khoảng 450 – 800kg.
-
Lượng xi măng trong 1m3 bê tông không nên lớn hơn 480kg và không nên nhỏ hơn 350kg.
-
Hỗn hợp bê tông phải có độ dẻo phù hợp, thiết bị đầm và không bị tách nước.
-
Cường độ nén ở tuổi 28 ngày không được nhỏ hơn mác thiết kế.
-
Mức chống thấm không được thấp hơn mức chống thấm cần thiết (chọn theo tỷ lệ chiều cao cột nước/chiều dày kết cấu).
-
Tỷ lệ N/X không lớn hơn giá trị chọn theo yêu cầu về cường độ chịu nén và cấp chống thấm của bê tông.
– Tiêu chuẩn chống thấm hố thang máy xây gạch
Hố PIT của thang máy xây gạch thường được áp dụng cho các công trình quy mô nhỏ; trên nền đất cao hoặc đất sét. Với loại hố thang máy này đòi hỏi phải trộn các loại phụ gia chống thấm vào vữa trước khi thi công. Bên cạnh đó còn phải đảm bảo một số yêu cầu như:
-
Khoan vào 100mm thì hố pit không bị thấm nước. (Áp dụng để kiểm tra khả năng khô ráo sau 21 – 28 ngày hoàn thiện hố PIT).
-
Quét lớp chống thấm cho phần tường thang máy tiếp xúc với mưa.
-
Đảm bảo cho dọc hố PIT, phòng máy, giếng thang không bị mưa tạt, thấm hoặc dột nước.
-
Không được để phòng máy gần bể nước.
Tóm lại, cả 2 loại hố PIT đều đảm bảo cho phần chống thấm:
-
Chịu được áp lực nước thủy tĩnh, có tuổi thọ lâu dài.
-
Chống rỉ sét cho trụ, bệ máy.
-
Chịu được rung lắc và va đập.
-
Chống ăn mòn, chống thấm mạch nước.
Hố pit phải được đảm bảo chống thấm nhằm đảm bảo chất lượng và sự an toàn khi vận hành thang máy
Để phòng tránh các trường hợp ngấm nước, ta chuẩn bị trước màng chống thấm và phun thẩm thấu:
Phương pháp màng chống thấm
Với phương pháp này ơn vị xây dựng sẽ thực hiện khi mới bắt đầu thi công với 3 bước cơ bản:
-
Vệ sinh bụi bẩn trên bề mặt bê tông dưới đáy hố, tiến hành quét chổi 1 lớp Primer, sau khi đợi khô thì phủ lên lớp màng chống thấm.
-
Tiếp đó, trát thêm 1 lớp vữa trận, ghép cốp pha và đổ bê tông cho hố thang máy.
-
Cuối cùng, phủ lên lớp Primer lần nữa lên bề mặt ngoài cùng của lớp bê tông đó.
Phương pháp phun thẩm thấu
Nếu như thang máy đã thi công xong nhưng do phát sinh lỗi kỹ thuật nên vẫn bị ngấm nước thì ta có thể áp dụng phương pháp này.
-
Bước đầu tiên cần vệ sinh hố thang và bóc lớp vữa ngoài nếu có, trát lại 1 lớp vữa mới, sau đó kết hợp phun nước mặt hố tạo độ ẩm.
-
Tiến hành phun lớp thẩm thấu có độ dày 3mm, sau khi khô phun lớp thứ 2 để cho hố thang máy ngấm đầu lớp thẩm thấu.
-
Cuối cùng trát 2 lớp vữa mỏng ra bên ngoài cùng.
Tránh đặt hố pit vị trí gần công trình có đường ống nước
Với hố pit phải đào sâu do thiết kế thang máy và yêu cầu của bên thi công, nên lựa chọn những vị trí tránh xa đường ống nước, nhà vệ sinh, bể phốt hay hồ bơi… Hố pit là không gian chứa những bộ phận quan trọng để vận hành thang máy, nếu một trong những đường ống nước rò rỉ nước ra hay xảy ra vấn đề rất có thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của thang máy và sự an toàn.
Làm cầu thang xuống cho hố pit sâu
Tùy vào độ sâu của hố pit mà gia chủ cần bố trí thêm cầu thang đi xuống. Điều này sẽ đảm bảo quá trình kiểm tra, bảo dưỡng và bảo trì diễn ra dễ dàng hơn cho các bộ phận quan trọng nằm dưới hố pit. Những chiếc thang này nên được đặt ở các vị trí như lối vào cửa tầng để không gây cản trở đến chuyển động xuống tầng dưới cùng của cabin.
Chú ý:
-
Vị trí chứa đáy của cabin thang máy và thiết bị giới hạn hành trình trong thang.
-
Vị trí chứa cọc giảm chấn của thang máy.
-
Vị trí bảo trì đáy cabin thang máy của kỹ thuật bảo trì thang.
-
Vị trí chứa đối trọng thang máy khi cabin nằm ở tầng cao nhất.
-
Lắp 2 cọc giảm chấn của thang máy. Độ sâu của mỗi cọc đóng xuống nên là 150mm.
-
Khi thang máy bằng tầng, thì các thiết bị đáy cabin trong thang máy sẽ nằm âm xuống phần hố pít thang máy này.
-
Sử dụng trong trường hợp thang máy chạy dừng tầng 1 bị vượt quá cos 0.00. Đây là trường hợp thang máy sử dụng đến an toàn giới hạn hành trình của thang máy.+ Hố pít không được phép nhỏ quá 600mm
-
Hố pít không được xây vát, xiên mà phải giữ nguyên kích thước như kích thước hố thang phía trên.
-
Độ dày đáy hố pít cần được đổ bê tông dày từ 150mm tới 300mm. Bởi vì hố pít của thang máy được đóng 2 cọc giảm chấn khi lắp đặt thang có độ sâu là 80mm. Nên bê tông không được mỏng quá phòng trường hợp bị khoan thủng và ngấm nước
-
Nguyên tắc quan trọng nhất của hố pit đó là không được để ngấm nước, nên hố thang máy cần được chống thấm triệt để nhất.
-
Vách xung quanh có thể đổ bê tông hay xây tường gạch tùy ý, miễn là phải có thể chống thấm được.