𝐂𝐨̣̂𝐭 𝐜𝐡𝐨̂́𝐧𝐠 𝐬𝐞́𝐭 𝐭𝐡𝐮 𝐥𝐨̂𝐢 𝐠𝐢𝐚̉𝐢 𝐩𝐡𝐚́𝐩 𝐚𝐧 𝐭𝐨𝐚̀𝐧 𝐜𝐡𝐨 𝐦𝐨̣𝐢 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐢̀𝐧𝐡
Đối với điều kiện thời tiết ở Việt Nam bất kỳ công trình nào cũng cần có cột thu lôi chống sét để đảm bảo sự an toàn cho con người cũng như công trình.
Tuy quan trọng như vậy nhưng không phải ai cũng biết tầm quan trọng của cột chống sét vì cho rằng không cần thiết và tốn chi phí. Thế nhưng để đảm bảo cho mọi người thì nên lắp đặt hệ thống chống sét càng sớm càng tốt.
1. Cột thu lôi là gì?
Cột thu lôi hay cột chống sét là một thanh kim loại hoặc vật bằng kim loại được gắn trên đỉnh của một tòa nhà, thiết kế để bảo vệ tòa nhà trong trường hợp sét tấn công. Sét sẽ đánh xuống mục tiêu là công trình xây dựng và sẽ đánh vào cột thu lôi rồi được truyền xuống mặt đất thông qua dây dẫn, thay vì đi qua tòa nhà, nơi nó có thể bắt đầu một đám cháy hoặc gây ra điện giật. Đây là một công cụ rất hữu ích với con người, có thể giúp chúng ta giảm thiểu nguy cơ từ sét.
Cột thu lôi gồm có một thanh kim loại dài nối từ đỉnh của một công trình đến mặt đất. Ở trên cùng, cột thu lôi có một đầu nhọn để có thể tập trung tia sét. Sau này, để tăng mức độ an toàn, người ta cho lắp thêm một cái vỏ bên ngoài bằng sứ, ngăn chặn những ảnh hưởng có thể có của sét vào các công trình.
2. Phân loại hệ thống chống sét
Chống sét đánh thẳng vào nhà dân
Hệ thống chống sét đánh thẳng hay chống sét trực tiếp giúp bảo vệ công trình tránh những nguy hiểm cũng như thiệt hại do tia sét đánh trực tiếp.
Hệ thống chống sét đánh trực tiếp gồm:
- Hệ thống cho nhà xưởng và nhà máy.
- Hệ thống chống sét cho nhà cao tầng.
- Hệ thống chống sét cho các tòa nhà dân dụng.
- hệ thống chống sét bảo vệ các kho chứa xăng dầu, nhà xưởng, hóa chất, công trình xây dựng,...
Cấu trúc của hệ thống chống sét đánh thẳng gồm 3 bộ phận:
- Đầu thu lôi: được gắn ở vị trí cao nhất của công trình, phía trên trụ đỡ với độ cao trung bình khoảng 5m so với đỉnh công trình cần bảo vệ.
- Đầu dẫn sét: được làm từ chất liệu đồng lá hoặc cáp đồng trần có tác dụng dẫn dòng sét từ đầu thu lôi đến hệ thống tiếp đất. Tiết diện của dây dẫn từ 50mm2 – 75mm2.
- Hệ thống tiếp đất: bao gồm cọc tiếp đất, dây tiếp đất và ốc siết cáp hoặc mối hàn hóa nhiệt được sử dụng để tản dòng điện sét trong đất.
Chống sét lan truyền nhà dân
Tia sét đánh cách xa vài trăm mét cũng có thể gây nguy hiểm và thiệt hại cho công trình do xung cảm ứng lan truyền lớn nên hệ thống chống sét lan cũng rất quan trọng.
Chống sét lan truyền cho cột biến áp 1000V
Hệ thống chống sét này có thể cắt xung điện sét lớn xuống đất bằng cách dùng chống sét van lắp tại đầu đường dây vào trạm biến áp. Thiết bị cắt sét 1 pha hoặc 3 pha sẽ được lắp đặt song song nguồn điện.
Cấu trúc gồm:
- Van cắt sét được dùng để cắt xả xung điện sét lan truyền trên lưới hạ thế xuống đất.
- Dây dẫn sét đóng vai trò rất quan trọng, thực hiện nhiệm vụ dẫn dòng sét từ điểm nút mạng đến van cắt sét và hệ thống tiếp đất.
- Hệ thống tiếp địa với chức năng tản dòng điện sét trong đất.
Chống sét lan truyền cho lưới hạ thế 3 pha 220/380V - 50/60Hz
Sử dụng chống sét van sơ cấp được lắp đặt song song cùng nguồn điện để cắt giảm xung điện sét lớn xuống đất.
Sử dụng thiết bị cắt lọc sét để vừa cắt xung điện sét, vừa lọc được các loại sóng hài của sét.
Chống sét lan truyền cho đường dây thông tin tùy theo mức điện áp tín hiệu, tần số làm việc, tốc độ đường truyền mà chọn lựa các thiết bị bảo vệ khác nhau.
3. Hệ thống chống sét cho từng loại hình nhà phổ biến
Nhà mái tôn
- Làm cột chống sét bằng cột thu lôi.
Đây là phương pháp có chi phí thấp, dễ dàng lắp đặt nên được ứng dụng phổ biến. Cột thu lôi này có vùng bảo vệ hình nón với bán kính tính bằng đáy chiều cao cột.
Hệ thống bảo vệ công trình theo nguyên lý thanh sắt nhọn hướng lên trên được nối đất bằng dây sắt (phi là 0,04). Các tia sét sẽ được truyền xuống đất an toàn mà không ảnh hưởng gì đến tài sản cũng như thiết bị của ngôi nhà
- Làm cột chống sét bằng công nghệ tiêu tán đám mây.
Đây là phương pháp cho hiệu cao hơn phương pháp dùng cột thu lôi. Hệ thống chống sét gồm đầu phát ion dương từ thép mạ đồng, dây dẫn sét cũng bằng đồng có tiết diện từ 50mm2 – 75mm2.
Số lượng cột tiếp địa còn tùy thuộc vào diện tích nhà cần bảo vệ, diện tích càng lớn thì số cột tương ứng càng nhiều và khoảng cách giữa các cột là 0,8m – 1m.
- Làm cột chống sét bằng lưỡi liềm.
Đây là phương pháp rất hiệu quả bởi vật dụng có cấu tạo đơn giản, phạm vi áp dụng lớn, giúp bảo vệ nhà ở và hệ thống dây điện. Hệ thống này hoạt động theo nguyên lý tích tụ lượng điện áp và giải phóng bằng lỗ thoát hồ quang.
Nhà ở dân dụng
Làm cột chống sét cho nhà ở dân dụng cần thực hiện các bước sau:
- Đào rãnh hoặc khoan giếng tiếp đất.
- Chôn các điện cực xuống đất: đỉnh cọc cách mặt đất 15 - 25cm.
- Chọn và lắp kim thu sét với độ dài khoảng từ 0,5 – 1,5m bằng kim loại gắn trên nóc nhà và sử dụng dây dẫn sét trực tiếp từ kim chống sét hoặc cáp tiếp đất.
Nhà ở 2 tầng
Lựa chọn hệ thống chống sét bao gồm kim thu sét làm bằng kim loại với độ dài từ 0,5 – 1,5m và mỗi ngôi nhà sẽ sử dụng từ 3 – 5 kim thu sét, gắn trên nóc nhà và được nối với nhau. Các kim thu sét sẽ được hàn với dây kim loại, đi xuống mặt đất. Số lượng dây thoát sét còn phụ thuộc vào kích thước của ngôi nhà, dây thoát sét được nối với các cọc tiếp địa (bao gồm thanh kim loại dài từ 2,4m – 3m chôn sâu xuống đất cách xa móng nhà ra phía ngoài từ 1 – 2m, đảm bảo rãnh sâu 0,8m và nối các đầu cọc tiếp địa với nhau).
Cột thu lôi rất có tác dụng trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu những thiệt hại do sét gây ra. Tuy nhiên, do sét là dòng điện lên đến hàng triệu vôn nên cột thu lôi không thể nào ngăn chặn hoàn toàn sự đáng sợ của sét. Chính vì vậy, để an toàn đến mức tối đa, chúng ta cần thực hiện các phương pháp an toàn như:
- Rút hết các phích cắm khi cơn giông tới.
- Không sử dụng máy tính xách tay, điện thoại hay máy tính bảng khi sét đến
- Tránh những vật bằng kim loại hoặc ẩm ướt có thể gây nguy hại cho bản thân và người thân như vòi hoa sen.