CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ADF

  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
Cẩm nang chọn thép xây nhà chuẩn như chuyên gia
Ngày 07/12/2022 | Kinh nghiệm làm nhà

Cẩm nang chọn thép xây nhà chuẩn như chuyên gia

 

Muốn nền móng cũng như bộ khung của một công trình vững chãi và bền bỉ thì thép là một trong những vật liệu không thể thiếu. Tuy nhiên chắc chắn với những gia chủ không có kinh nghiệm thì việc lựa chọn thép phù hợp chưa bao giờ là điều dễ dàng và gây ra không ít sự bối rối. Đặc biệt là hiện nay trên thị trường có có nhiều mẫu mã và thương hiệu sắt thép.

Vậy thì hãy cũng ADF tìm hiểu để bỏ túi cho mình cẩm nang chọn thép cho phù hợp và tối ưu nhất nhé.

 

Các loại thép xây dựng phổ biến

 

1. Thép cuộn

Thép dạng dây, cuộn tròn, bề mặt trơn nhẵn hoặc có gân với đường kính thông thường là: Ø6mm, Ø8mm, Ø10mm, Ø12mm, Ø14mm. Loại thép xây dựng này có trọng lượng khoảng 200-459kg/cuộn.

 

Thép cuộn phải đảm bảo yêu cầu về giới hạn chảy, độ bền tức thời, độ dãn dài và được xác định bằng phương pháp thử kéo, thử uốn ở trạng thái nguội. Thép cuộn dùng để gia công kéo dây, xây dựng gia công, xây dựng nhà ở, cầu đường, hầm…

 

2. Thép ống

Ống thép có cấu trúc rỗng, thành mỏng, trọng lượng nhẹ với độ cứng vững, độ bền cao và có thể được sơn, xi, mạ để tăng thêm độ bền. Các công trình xây dựng sử dụng các loại thép ống như thép ống tròn, thép ống vuông và thép ống chữ nhật, ngoài ra còn có thép ống hình oval.

 

Thép ống được sử dụng cho các công trình xây dựng như nhà thép tiền chế, giàn giáo, giàn giáo chịu lực, hệ thống cọc siêu âm trong kết cấu nền móng, trụ viễn thông, đèn chiếu sáng đô thị, trong các nhà máy cơ khí.

 

3. Thép thanh

Thép thanh hay còn gọi là thép cây, được sử dụng cho các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng đòi hỏi về độ dẻo dai, chịu uốn và độ dãn dài cao. Loại thép xây dựng này có 2 loại gồm thép thanh tròn trơn và thép thanh vằn.

 

Thép thanh vằn còn gọi là thép cốt bê tông, mặt ngoài có gân với các đường kính phổ biến Ø10, Ø12, Ø14, Ø16, Ø18, Ø20, Ø22, Ø25, Ø28, Ø32. Thép thanh tròn trơn có bề ngoài nhẵn trơn, chiều dài thông thường là 12m/cây với đường kính thông dụng: Ø14, Ø16, Ø18, Ø20, Ø22, Ø25.

 

4. Thép hình

Loại thép này đang được ứng dụng phổ biến với các dạng cơ bản như thép hình chữ U, I, V, L, H, C, Z. Thép hình dùng cho xây dựng nhà thép tiền chế, dầm cầu trục, bàn cân, thùng xe, các công trình xây dựng, chế tạo máy, cơ khí, đóng tàu, làm khung cho nhà xưởng…

 

Kinh nghiệm lựa chọn thép 

 

1. Xác định số lượng thép sử dụng và tính toán chi phí

 

Trước khi mua vật liệu cần phải xác định số lượng thép tương đương với công năng của công trình xây dựng. Từ đó có thể ước tính được chi phí cần phải chuẩn bị cho việc mua vật liệu.

Việc tính toán này được coi là một công đoạn quan trọng trong quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu thép. Bởi nếu như không có sự cân nhắc kỹ lưỡng ngay từ bước ban đầu, rất có thể tổng chi phí sẽ bị đội giá lên mức rất cao, gây ảnh hưởng đến nguồn ngân sách cho cả quá trình xây nhà. 

 

2. Chọn thương hiệu thép uy tín

 

Nên tìm hiểu cẩn thận và chọn mua thương hiệu thép lớn, có chỗ đứng trên thị trường và gây dựng được lòng tin với khách hàng để đảm bảo chất lượng tốt nhất của thép vì hiện nay có rất nhiều thương hiệu khác nhau bao gồm cả thép trong nước, thép ngoại nhập hay thương hiệu thép sản xuất liên doanh với nước ngoài.

3. Tham khảo giá cả trước khi mua

 

Sau khi đã lựa chọn được thương hiệu sản xuất thép uy tín và chất lượng, nên có sự tìm hiểu, tham khảo giá cả ở các đại lý vật liệu xây dựng khác nhau, từ đó sẽ giúp bạn chọn được một mức giá hợp lý nhất, nhằm tiết kiệm được tối đa nguồn chi phí cho vấn đề này.

 

4. Mua ở đại lý vật liệu xây dựng uy tín

 

Chọn đại lý vật liệu xây dựng uy tín sẽ là nơi cung cấp cho bạn những sản phẩm thép chính hãng từ nhà sản xuất, đảm bảo chất lượng, độ dày cùng mức giá cạnh tranh và hợp lý nhất.

 

Ngoài ra, bạn cũng nên chọn mua ở cửa hàng gần nhà để thuận tiện hơn trong công việc vận chuyển và chi phí đi lại. 

 

5. Yêu cầu vận chuyển và bảo quản thép trong quá trình xây dựng

Tuy thép là vật liệu có độ bền cao thế nhưng vẫn sẽ có tình trạng hoen gỉ nếu như không có biện pháp bảo quản hợp lý làm ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền công trình. Khi vận chuyển và bảo quản thép cần chú ý một số điều sau:

 

- Nên vận chuyển thép vào những khoảng thời gian khô ráo.

- Trong quá trình vận chuyển nên che đậy kỹ càng và hạn chế tình trạng bị va đập.

- Cần bảo quản và cất giữ thép ở trong nhà kho hoặc những nơi có mái che.

- Tránh để thép ở những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước.

Xây nhà trọn gói ADF với kinh nghiệm hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng sẽ giúp bạn tư vấn, hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của bạn không chỉ trong quá trình xây nhà mà còn từ giai đoạn lựa chọn nguyên vật liệu để bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như chi phí xây dựng.

 

Tin tức liên quan