CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ADF

  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh

Các loại sàn trong xây dựng hiện nay mà không phải ai cũng biết

Các loại sàn trong xây dựng hiện nay mà không phải ai cũng biết
Ngày 09/12/2022 | Kinh nghiệm làm nhà

Các loại sàn trong xây dựng hiện nay mà không phải ai cũng biết

Khách hàng, đặc biệt là những gia chủ lần đầu xây nhà sẽ phân vân không biết chọn loại sàn nào để thi công cho ngôi nhà của mình vì hiện nay có rất nhiều loại dầm, sàn thông dụng sử dụng trong các công trình xây dựng. Ở bài viết này hãy để ADF giúp cho quý khách hàng đưa ra được sự lựa chọn về loại sàn tốt nhất, phù hợp nhất với công trình.

 

1. Sàn deck


Sàn Deck hay sàn Decking là tấm sàn tôn thép (thép đen hoặc thép mạ kẽm) được liên kết trên hệ dầm kết cấu thép bởi các đinh hàn, có tác dụng thay thế cốp pha sàn và kết hợp cùng chịu lực với sàn bê tông cốt thép, giúp đẩy nhanh tiến độ thi công hơn sàn bê tông cốt thép thông thường.

Tấm sàn deck được cán thành từng tấm với các sóng cao 50mm ÷ 75mm. Chiều dày thường dùng từ 0,75mm đến 1,5mm. Để chống han rỉ, tấm sàn decking được mạ kẽm cả hai mặt.


Cấu tạo


- Tấm tôn sàn deck: Thường được sử dụng là tôn mạ kẽm cuộn sóng. Để tạo nên một bề mặt rộng bao phủ các bộ phận khác của phần khung, các tấm tôn này sẽ được liên kết lại với nhau bằng các bulong liên kết.

- Đinh chống cắt sàn deck (đinh hàn): Gồm ba bộ phận chính: gồm mũ, thân và hạt hàn. Nhiệm vụ của đinh chống cắt sàn deck là liên kết tấm tôn sàn với dầm thép.

- Lưới thép sàn: Là lớp thép được đan theo tiêu chuẩn kỹ thuật . Bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết bê tông tươi và hạn chế hiện tượng sàn bê tông co ngót.

- Bê tông: Lớp bê tông sẽ được đổ trên tấm sàn deck và lưới thép sàn. Hệ khung thép và bê tông cốt thép là kết cấu chịu lực chính để chịu các loại tải trọng trên sàn.

Ưu và nhược điểm


- Ưu điểm


+ Thi công nhanh do bỏ được hoàn toàn việc lắp ghép và tháo dàn giáo như phương pháp thi công truyền thống.

+ Tiết kiệm chi phí và giảm giá thành thi công: nhờ các rãnh tôn nên giảm đáng kể lượng bê tông và cốt thép.

+ Chịu được tải trọng lớn.

+ Giảm nguyên liệu phụ.

+ Bề mặt trần có tính thẩm mỹ cao nên không cần trát hay làm trần giả.

- Nhược điểm 


+ Tấm tôn sàn Deck được sản xuất theo những tiêu chuẩn riêng biệt nên việc tạo hình như đục lỗ cho sàn hoặc làm không gian mở sẽ rất khó khăn.

+ Sàn deck chỉ thích hợp cho sàn dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật thông dụng.


Ứng dụng

 

- Thi công sàn văn phòng trong nhà xưởng.

- Sàn công trình khung thép cao tầng, văn phòng.

- Sàn nhà hàng, showroom, siêu thị.

- Thi công nhà phố khung thép.

2. Sàn tấm cemboard


Tấm sàn Cemboard X2 hay còn gọi là tấm xi măng, tấm cemboard, simbo là tên của loại vật liệu nhẹ có cấu tạo từ những vật liệu như xi măng, oxit silic (cát) và sợi cellulose tinh chế, kết hợp với dây chuyền sản xuất hiện đại bằng công nghệ nồi hấp chuyên dụng dùng để nâng gác, làm vách ngăn có thể hoàn toàn thay thế sàn bê tông truyền thống với tính chất là khá nặng, thi công khó khăn,...

Cấu tạo


- Tấm xi măng dăm gỗ: Có cấu tạo chính là xi măng, dăm gỗ và nước. Toàn bộ được đưa vào nồi hấp sau đó được nén với cường độ cao.

- Tấm xi măng sợi Xenlulo: Có màu trắng sữa, có cấu tạo làm từ xi măng, cát mịn và sợi Cellulose. Toàn bộ hỗn hợp được trộn và ép lại bằng thủy lực.

Ưu và nhược điểm


- Ưu điểm


+ Chịu nước tốt, độ hấp thụ nước chỉ 34% và sẽ bốc hơi khi gặp thời tiết nắng nóng.

+ Chịu lực cao khả năng chịu lực tải trọng lên đến 500kg/m2
+ Khả năng chống cháy vượt trội do cấu tạo chủ yếu từ xi măng và cát.
+ Khả năng thi công, lắp đặt nhanh chóng.

+ Giảm chi phí và thời gian thi công.

- Nhược điểm


+  Khó khăn khi vận chuyển do trọng lượng khá lớn.

+ Xử lý mối nối khó khăn và dễ bị nứt vách Cemboard.

+ Bị nứt cạnh ở tấm khi bắn vít.

Ứng dụng 


Sử dụng để làm tường, lót sàn giả đúc, làm trần treo, trần chìm nội thất, trần mái hiên, diềm mái sê nô (đặc biệt nơi có độ ẩm cao), dùng làm bảng quảng cáo, dùng làm cửa bàn tủ bếp, vách ngăn văn phòng và nội ngoại thất, vách ngăn nhà xưởng, vách toilet.


3. Sàn PPB Xuân Mai


Sàn PPB Xuân Mai là loại sàn nhẹ được sử dụng để thay thế sàn bê tông truyền thống, do có nhiều ưu điểm vượt trội về vật lý cũng như tính chất của nó. 

Cấu tạo


- Dầm bê tông dự ứng lực: Là phần sắt thép kết hợp với bê tông tạo thành 1 khuân thống nhất được đặt ngang và đỡ phần gạch nhẹ ở trên, một bề mặt sàn sẽ gồm nhiều thanh dầm kết hợp lại đặt song song với nhau.

- Gạch bê tông: Là gạch có cấu tạo từ xi măng, đá mạt và các chất phụ gia khác. Gạch bê tông cốt liệu không sử dụng quá trình nung nhiệt mà trải qua quá trình ép thủy lực. Các hạt cốt liệu sẽ được nén chặt trong khuôn thép thành các khuôn gạch có hình dạng theo khuôn mẫu.

- Cốt thép có Φ4 hoặc Φ6, tùy thuộc vào yêu cầu cũng như nhu cầu của công trình nhằm gia tăng độ bền và chắc chắn của sàn.

 

- Lớp bê tông tươi: Có độ dày từ 4 đến 5cm tùy theo yêu cầu.

Ưu và nhược điểm


- Ưu điểm


+ Thời gian thi công nhanh do không cần sử dụng giáo chống, cốp pha.

+ Phù hợp với những khu vực chật hẹp, không có mặt bằng thi công do đặc điểm vật liệu nhỏ gọn, dễ dàng thi công bằng thủ công.

+ Khả năng chịu lực, chống nóng, chống ồn cực tốt.


- Nhược điểm


Nhược điểm duy nhất của sàn bê tông nhẹ là “kén” đơn vị thi công. Không phải bất cứ đội thợ hay 1 công ty xây dựng nào cũng có khả năng thi công sàn bê tông Xuân Mai đúng quy trình kỹ thuật để tối ưu thời gian và chi phí. Do đó, nếu muốn làm sàn bê tông nhẹ khách hàng nên chọn những đơn vị thi công uy tín, chuyên nghiệp.

Ứng dụng


- Chống nóng trần nhà hoặc cách nhiệt cho mái nhà.

- Thay thế các loại sàn gạch và sàn bê tông truyền thống.

- Bê tông nhẹ có thể sử dụng vào tôn nền, san lấp.


4. Sàn thép nhám

 

Sàn thép nhám được làm bằng thép có tên gọi là thép tấm nhám là loại thép tấm có các gân hoặc hoa văn khác nhau nổi hằn trên bề mặt, là nguyên liệu được sản xuất theo quy trình cán nóng. Nguyên liệu thép tấm cán nóng này được ứng dụng trong nhiều hạng mục xây dựng, đóng tàu, sản xuất ô tô khác nhau.


Cấu tạo


Được làm bằng thép cán mỏng và in nổi một số hoa văn bên trên bề mặt nhằm tránh trơn trượt khi di chuyển lên bề mặt.

Ưu và nhược điểm


- Ưu điểm


+ Có độ bền cao và giá thành tương đối rẻ.

+ Có độ mềm dẻo tốt nên dễ cắt, gia công cũng như uốn nắn để thi công cho phù hợp với công trình.

+ Chống trượt tốt hơn nhiều so với thép tấm trơn.

+ Dễ dàng mạ nhúng nóng, tăng tính thẩm mỹ cũng như giảm khả năng ăn mòn nguyên liệu.

+ Có nhiều độ dày để phù hợp nhất cho từng công trình.


- Nhược điểm


 Vì là thép nên sẽ có độ nhám thấp và tính thẩm mỹ không cao khi lắp ráp vào công trình nhà ở dân dụng sẽ không thích hợp.

Ứng dụng


- Sử dụng trong đóng tàu.

- Sử dụng trong xây dựng công trình lớn như chung cư, tòa nhà cao tầng,…

- Sử dụng trong ngành ô tô.

- Sử dụng trong việc trang trí nội thất.

 

Tin tức liên quan