CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ADF

  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
Phong thủy mái nhà và những điều cần biết
Ngày 13/12/2023 | PHONG THỦY NHÀ Ở

Theo phong thủy mái nhà không chỉ có nhiệm vụ che mưa, chắn nắng mà nó còn có vai trò quan trọng hơn là tụ vận khí, mang lại tài vận, may mắn, bình an, sức khỏe cho gia chủ.

Chính vì có ảnh hưởng đến các thành viên trong nhà nên việc thiết kế mái nhà sao cho phù hợp với phong thủy giúp an cư lạc nghiệp là điều rất quan trọng khi làm nhà.

 

ADF rất vui lòng cung cấp cho bạn một vài thông tin cơ bản nhất giúp bạn có thêm hiểu biết để lựa chọn một thiết kế mái nhà phù hợp nhất về thẩm mỹ cũng như đáp ứng được yếu tố phong thủy.

 

1. Khoa học trong thiết kế mái nhà.

 

Mái nhà có thể coi là nơi che đậy và bảo vệ cả ngôi nhà vì vậy mái nhà nên đáp ứng 3 điều kiện “bài thủy - cách nhiệt - triệt lôi“ để vừa hợp với khoa học lại không phạm vào phong thủy.

𝒀𝒆̂́𝒖 𝒕𝒐̂́ 𝒃𝒂̀𝒊 𝒕𝒉𝒖̉𝒚: chính là ngăn cản nước, sương khỏi nội thất bên trong ngôi nhà. Một mái nhà hợp cách phải có khả năng chống thấm nước cao, ngăn cách độ ẩm, sương nước, mưa gió bên ngoài.

 

𝒀𝒆̂́𝒖 𝒕𝒐̂́ 𝒄𝒂́𝒄𝒉 𝒏𝒉𝒊𝒆̣̂𝒕: là ngăn cách nhiệt độ bên ngoài môi trường như ánh nắng mặt trời, khí nóng không khí, bảo vệ nội thất bên trong nhà.

 

𝒀𝒆̂́𝒖 𝒕𝒐̂́ 𝒕𝒓𝒊𝒆̣̂𝒕 𝒍𝒐̂𝒊: ngoài việc che nắng che mưa, mái nhà còn che chở các thành viên và nội thất trong nhà khỏi lôi điện, đấy là yếu tố cần thiết vì nó liên quan tính mạng của mọi người trong nhà. 

 

2. Ngày đẹp để cất mái.

Việc lựa chọn ngày giờ hoàng đạo để có khoảng thời gian tốt nhất đem lại sức khỏe, may mắn, tài lộc cho các thành viên trong gia đình luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của chủ nhà.

 

Khi chọn ngày cần phải tránh những ngày xấu trong tháng như Tam nương, Thọ tử, Dương công kỵ nhật. Những ngày đó cụ thể là:

  • Ngày Tam nương: mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22 và ngày 27 âm lịch hàng tháng.
  • Ngày Thọ tử: mùng 5, 14 và ngày 23 âm lịch hàng tháng.
  • Ngày Dương công kỵ nhật: ngày 13/1, ngày 11/2, ngày 9/3, ngày 7/4, ngày 5/5, ngày 3/6, ngày 8 và 29/7, ngày 27/8, ngày 25/9, ngày 23/10, ngày 21/11, ngày 19/12.

Như vậy trong tháng chỉ còn các ngày sau là có thể lợp mái nhà là ngày mùng 1, 2, 4, 6, 10, 12, 15, 16, 17,20, 24, 26, 28, 30 (âm lịch - chú ý phải dựa vào tuổi của gia chủ).

Ngoài ra, cần tránh lợp mái nhà vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch bởi tháng 3 (tiết thanh minh tảo mộ) và tháng 7 (lễ Vu Lan báo hiểu mở cửa cõi âm) là hai tháng trong năm có liên quan đến cô hồn, theo quan niệm không nên kinh động đến người đã khuất. Dẫn đến việc chuyển nhà không được suôn sẻ và may mắn.

 

3. Các kiểu mái nhà.

 

𝑴𝒂́𝒊 𝒃𝒂̆̀𝒏𝒈: kiểu mái phổ biến nhất ở nước ta hiện nay. Mái bằng tượng trưng hành Thổ, ý nghĩa bằng phẳng, vững chãi. Khi xây nhà thì xây theo hướng Nam, Tây Nam, hướng Tây đón hành Hỏa và hành Kim để hài hòa.

𝑴𝒂́𝒊 𝒏𝒉𝒂̀ 𝒌𝒊𝒆̂̉𝒖 𝒏𝒉𝒐̣𝒏, 𝒉𝒊̀𝒏𝒉 𝒕𝒂𝒎 𝒈𝒊𝒂́𝒄, 𝒎𝒂́𝒊 𝒅𝒐̂́𝒄: tượng trưng hành Hỏa, bởi hình dáng như ngọn lửa đang bùng cháy, ý nghĩa sự cầu tiến, nghị lực và mạnh mẽ. Khi xây nhà nên thiết kế nhà theo hướng Đông Nam, hướng Đông để đón thuộc tính Mộc cho nhà mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa Đông, tránh hướng Tây - Tây Bắc hoặc hướng Bắc.

𝑴𝒂́𝒊 𝒉𝒊̀𝒏𝒉 𝒗𝒐̀𝒎 𝒉𝒂𝒚 𝒎𝒂́𝒊 𝒕𝒓𝒐̀𝒏: thuộc hành Kim. Nếu xây dựng mái này, gia chủ nên tránh hướng Đông, Nam tránh khí Mộc và Hỏa, hướng tốt nhất cho mái nhà dạng này hướng Tây thuộc Kim và hướng Bắc thuộc Thủy, toàn bộ mái nên sơn màu xám để giống như kim loại.

𝑴𝒂́𝒊 𝒄𝒂𝒐 𝒗𝒖́𝒕: thường thấy dạng mái này ở các nhà thờ, công trình tôn giáo, đây là dạng mái nhà thuộc hành Mộc. Vì vậy, gia chủ nếu chọn thiết kế dạng mái này nên tránh hướng Tây hành Kim và hướng Đông hành Thủy.

𝑴𝒂́𝒊 𝒔𝒐́𝒏𝒈 𝒍𝒖̛𝒐̛̣𝒏: thường các sân vận động, nhà văn hóa thì sẽ thấy dạng mái sóng lượn như thế này. Theo phong thủy, dạng mái này thuộc hành Thủy, sóng lượn giống như sự nhấp nhô, khó khăn nên ít ai xây nhà dạng này. Khi xây ngôi nhà nên tránh hướng Đông, Nam và Tây, chỉ hướng về phương Bắc thuộc Huyền Vũ, hành Thủy sẽ thuận lợi trong cuộc sống.

𝑴𝒂́𝒊 𝒏𝒉𝒂̀ 𝒌𝒊𝒆̂̉𝒖 𝒈𝒊𝒖̛̃𝒂 𝒄𝒂𝒐, 𝒉𝒂𝒊 𝒃𝒆̂𝒏 𝒕𝒉𝒂̂́𝒑: thuộc hành Hỏa, dạng mái này có kiểu mái giữa cao và hai bên thấp, do chính giữa hình ngọn núi dóc, cô độc, khi mưa xuống thì bên thấp sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Vì vậy khi xây nhà, gia chủ nên chọn vật liệu có khả năng chống thấm tốt nhất để không gây ảnh hưởng kiến trúc bên trong.

4. Kiêng kỵ khi làm mái nhà.

 

𝑵𝒉𝒂̂́𝒕 𝒈𝒐́𝒄 𝒂𝒐, 𝒏𝒉𝒊̀ đ𝒂𝒐 đ𝒊̀𝒏𝒉: khi thiết kế bố cục nhà cần tránh các góc ao cũng như góc cạnh của mái đình, đền, miếu hướng vào chính diện nhà. Khi nhà mở cửa ra hướng góc mái, đồng nghĩa với bố cục của các nhà bị xiên lệch với nhau, dễ gây ra va chạm khi di chuyển, gió lùa theo các cạnh tường, cạnh mái thổi đến nhà mình.

 

Đ𝒊𝒆̂̉𝒎 𝒈𝒐́𝒄 𝒎𝒂́𝒊: là điểm xung yếu nên mái nhà thường hay có các chi tiết bằng gỗ hay đắp vừa để khóa cứng góc mái, kết hợp với sự điêu khắc của những người thợ tạo thành những đầu đao mang nhiều ý nghĩa tâm linh. 

 

𝑪𝒂̂́𝒖 𝒕𝒂̣𝒐 𝒍𝒐̛́𝒑 𝒎𝒂́𝒊: sử dụng hai cây xà gồ thép đặt gần nhau ở trên đỉnh để thuận tiện hơn cho việc lợp và liên kết ngói đỉnh mái.

 

𝑵𝒐́𝒄 𝒏𝒉𝒂̀: trong phong thủy thì nóc nhà có hình tam giác thuộc hành Hỏa mà theo ngũ hành thì Hỏa khắc Kim (tiền tài) nên nhiều người lo ngại nếu bị chĩa Hỏa sang nhà mình thì tiền tài sẽ hao tổn. 

 

𝑪𝒂̂𝒚 đ𝒐̀𝒏 𝒅𝒐̂𝒏𝒈: nhiều người quan niệm rằng cây nếu cây đòn giông chĩa sang nhà mình thì sẽ đem lại điều xui xẻo cho gia chủ. Hiện nay nhiều biệt thự lợp mái ngói đã dùng thép tấm làm thành nẹp bịt kín đầu các xà gồ như là một giải pháp an toàn không đụng chạm đến xung quanh.

 

𝑴𝒂̀𝒖 𝒔𝒂̆́𝒄: người xưa có quan niệm làm mái nhà nên tránh màu xanh của nước bởi nước trên mái nhà có nghĩa là khi nước tràn xuống núi sẽ gây ra những tổn thương, mất mát. Chính vì vậy người ta kiêng việc lợp mái màu xanh mà sử dụng các màu như đỏ, nâu sẫm.

Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này các chủ đầu tư sẽ có sự lựa chọn được kiểu dáng thiết kế mái nhà hợp phong thủy tốt nhất cho gia đình mình.

 

Tin tức liên quan